Phù hiệu xe tải là gì? Quy định và thủ tục theo quy định pháp luật về phù hiệu xe tải

Phù hiệu xe tải hay còn gọi là tem xe là hình thức khác của giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô tải, dùng để thể hiện mục đích và cách thức sử dụng của phương tiện giúp cơ quan chắc năng dễ dàng kiểm tra và giám sát hoạt động vận tải.

Phù hiệu xe tải là gì
Phù hiệu xe tải là gì

Đây là loại giấy phép do Bộ giao thông vận tải ban hành và quy định từ ngày 07/2015 thường được gắn ở phía kính chắn gió trước xe sát về phía bên phải người lái. Theo thông tư 63/2014/TT-BGTVT và nghị định 86/2014/NĐ-CP do Bộ giao thông vận tải quy định: Tất cả các phương tiện ôtô sử dụng với mục đích kinh doanh vận tải đều phải lắp các thiết bị giám sát hành trình và phải có phù hiệu xe. Ngoài ra các đơn vị kinh doanh vận tải theo các tuyến cố định còn phải xin thêm một số loại văn bản: Giấy phép khai thác tuyến, tần suất sử dụng xe…

Khái niệm phù hiệu xe tải là gì?

Dưới đây vận tải Minh Việt xin tổng hợp lại khái niệm phù hiệu xe tải ngắn gọn và xúc tích nhất, xin gửi tới các bác tài và các đơn vị vận tải có thể dễ dàng nắm được:

  • Phù hiệu xe tải (tem xe) là hình thức của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
  • Phù hiệu xe tải được gắn ở vị trí dễ quan sát thường ở trên kính chắn gió và sát về phía bên phải ghế lái.
  • Thời hạn của phù hiệu xe không quá niên hạn sử dụng của xe và có giá trị 07 năm
  • Tất cả các phương tiện được cấp giấy phép kinh doanh vận tải thì đều phải thực hiện việc gắn phù hiệu cho xe

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ bằng các phương tiện vận tải đường bộ
  • Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi và bổ sung một số điều trong thông tư số 63/2014/TT-BGTVT
  • Nghị định 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô

Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe tải

Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe tải được quy định
Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe tải được quy định

Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe tải tùy thuộc vào phương tiện tham gia giao thông như sau:

  • Các phương tiện chạy tuyến cố định như: xe bus, xe taxi, xe hợp đồng, container, xe tải, xe trung chuyển thì thời hạn có giá trị của phù hiệu sẽ căn cứ theo thời gian hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải và không được vượt quá niên hạn sử dụng của xe.
  • Đối với xe nội bộ thì thời hạn có giá trị của phù hiệu xe tải là 7 năm và không vượt quá niên hạn sử dụng của xe
  • Đối với các phương tiện chạy tuyến cố định cung cấp dịch vụ phục vụ trong các dịp lễ Tết và các kỳ thi cao đẳng đại học thì thời hạn có giá trị như sau: đối với Tết nguyên đán không vượt quá 30 ngày, các kỳ thi tuyển sinh đại học không vượt quá 10 ngày

Thủ tục xin cấp phù hiêu xe tải

Để đăng ký xin cấp phù hiệu xe tải, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần thực hiện quy trình như sau:

  • Đăng ký xin cấp phép kinh doanh vận tải được Sở giao thông vận tải quản lý và cấp phép
  • Lắp đặt các trang thiết bị giám sát hành trình theo đúng tiêu chuẩn
  • Thực hiện việc xin cấp phù hiệu cho xe tại sở giao thông vận tải địa phương nơi hoạt động kinh doanh
  • Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp phép bao gồm: giấy đề nghị xin cấp phù hiệu theo đúng quy định của nhà nước, giấy đăng kiểm bản chính và bản sao, giấy đăng ký xe bản chính và bản sao, hợp đồng thuê phương tiện, CMND hoặc thẻ căn cước của người thiện hiện đăng ký xin cấp phù hiệu xe ải
  • Các dòng xe công ty thì phải có giấy giới thiệu

Các trường hợp được cấp phù hiệu xe tải

Khái niệm phù hiệu xe tải đã nêu rõ: tất cả các phương tiện được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đều phải thực hiện gắn phù hiệu cho xe. Tuy nhiên không phải phương tiện kinh doanh vận tải nào cũng đều phải cấp giấy phép và gắn phù hiệu. Theo thông tư 63/2014/TT-BGTVT có quy định về các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không trực tiếp thu tiền phải có giấy phép kinh doanh áp dụng đối với các đối tượng sau:

  • Phương tiện chuyên chở hàng nguy hiểm theo quy định của Nhà nước về danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
  • Phương tiện dùng để chở hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về khổ giới hạn đường bộ, quy định tải trọng, quy định lưu hành xe quá tải, quá khổ giới hạn…
  • Đơn vị kinh doanh vận tải có từ 05 xe trở lên
  • Phương tiện dùng để chở khối lượng hàng hóa từ 10 tấn trở lên được Bộ giao thông cấp phép

Theo cơ sở quy định nêu trên thì các đơn vị kinh doanh vận tải không trực tiếp thu tiền sử dụng phương tiện có tổng khối lượng hàng dưới 10 tấn và có số lượng dưới 5 xe (phương tiện được phép tham gia giao thông) thì không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh, phù hiệu và gắn các thiết bị giám sát hành trình.

Quy định về thời hạn lắp phù hiệu xe tải

Những quy định bắt buộc về việc thực hiện gắn phù hiệu xe tải được pháp luật ban hành đều có lộ trình và mốc thời gian để tuân thủ thực hiện. Theo khoản 4 điều 11 nghị định số 86/2014/NĐ- CP có quy định về lộ trình gắn phù hiệu xe tải như sau:

  • Xe kéo rơ mooc, xe sơ mi rơ mooc, xe bus đều phải gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2015 theo quy định
  • Các phương tiện vận tải chở hàng có trọng tải từ 10 tấn trở lên đều phải thực hiện gắn phù hiệu xe trước ngày 01/01/2016 theo quy định
  • Các phương tiện vận tải chở hàng có trọng tải từ 7 tấn đến 10 tấn đều phải thực hiện gắn phù hiệu xe trước ngày 01/07/2016 theo quy định
  • Các phương tiện vận tải chở hàng có trọng tải từ 3.5 tấn đến 7 tấn đều phải thực hiện gắn phù hiệu xe trước ngày 01/07/2017 theo quy định
  • Các phương tiện vận tải chở hàng có trọng tải từ dưới 3.5 tấn phải gắn phù hiệu trước ngày 01/07/2018 theo quy định

 

Bài viết trên đây được vận tải Minh Việt tổng hợp chi tiết về phù hiệu xe tải. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 09 1900 9808 để được tư vấn chi nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *