Vận tải đường biển là các hoạt động vận tải liên quan tới cơ sở hạ tầng và phương tiện đường biển. Cụ thể hơn, vận tải đường biển là việc sử dụng những khu nước, khu đất nối liền với các tuyến đường biển giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong phạm vi khu vực của một quốc gia.

Vận tải đường biển là hình thức giao thông vận tải rất phổ biến trong việc vận chuyển hàng hóa ngày nay. Đây là một trong những hình thức giao thông rất phức tạp. Bài viết dưới đây, vận tải Minh Việt xin gửi tới độc giả những kiến thức cơ bản về vận tải đường biển.
Mục Lục
- 1 Khái niệm vận tải đường biển
- 2 Ưu điểm của vận tải đường biển đối với nền kinh tế hiện nay
- 3 Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
- 3.1 Bước 1: Đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng
- 3.2 Bước 2: Xin chứng nhận và giấy phép xuất khẩu
- 3.3 Bước 3: Lấy container rỗng và đặt booking
- 3.4 Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa
- 3.5 Bước 5: Mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng
- 3.6 Bước 6: Giấy tờ thủ tục hải quan
- 3.7 Bước 7: Vận chuyển và giao hàng cho hãng tàu
- 3.8 Bước 8: Thanh toán
- 4 Các phương thức sử dụng vận tải đường biển chuyên chở hàng hóa
- 5 Những loại hàng hóa nên vận chuyển bằng hình thức vận tải đường biển
Khái niệm vận tải đường biển
Vận tải đường biển là việc sử dụng tàu biển cùng các trang thiết bị hỗ trợ công việc xếp dỡ nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hóa hoặc vận chuyển hành khách trên những tuyến đường biển.

Vận tải đường biển đóng góp vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách. Ngoài ra, vận tải đường biển có thể giải quyết nhu cầu vận chuyển 1 số loại hàng hóa đặc thù chỉ có thể di chuyển bằng đường biển.
Ưu điểm của vận tải đường biển đối với nền kinh tế hiện nay
- Vận tải đường biển có thể vận chuyển và chuyên chở tất cả các loại hàng hóa không như các hình thức vận tải khác rất “kén” hàng hóa.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, bảo dưỡng, tu sửa và chi phí đầu tư ban đầu. Bời vì hầu hết các tuyến đường vận tải đường biển đều là nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Khối lượng chuyên chở hàng hóa có thể vận chuyển rất lớn bởi năng lực chuyển chở cao của phương thức vận tải đường biển.
- Vận tải đường biển là lựa chọn hàng đầu của các đơn vị có nhu cầu chuyển khối lượng hàng hóa lớn và đa dạng chủng loại.
- Có thể vận chuyển các loại container chuyên dụng một cách dễ dàng.
- Cước phí vận chuyển gần như rẻ nhất so với các phương thức vận tải khác.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
Thường thì một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển sẽ được thực hiện thông qua 8 bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng
Đây là bước đầu tiên nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng phương thức vận tải đường biển. Hợp đồng chính là căn cứ pháp lý và là tiền đề cho các bước tiếp theo.
Bước 2: Xin chứng nhận và giấy phép xuất khẩu
Hàng hóa muốn xuất khẩu ra nước ngoài thì đều cần giấy chứng nhận chất lượng và giấy phép xuất khẩu. Và đối với phương thức vận tải đường biển cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Bước 3: Lấy container rỗng và đặt booking
Nếu bạn đang cung cấp CIF (giao hàng, dỡ hàng tại cảng) thì bạn cần phải liên hệ với các hãng tàu hoặc tìm FWD để có một mức giá tốt nhất cho việc vận chuyển lô hàng hóa của mình.
Booking Note là gì? Cách đọc Booking note
Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa
Để đảm bảo chất lượng và số lượng như đã cam kết trong hợp đồng ở bước 1 với đốc tác của mình. Bạn cần kiểm tra lại hàng hóa của mình và chuẩn bị những bước cần thiết trước khi được vận chuyển cho đối tác.
Bước 5: Mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng
Để tránh những rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường biển có thể gặp phải, bạn nên mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng của mình. Mức phí bảo hiểm hàng hóa hiện nay sẽ được tính khoảng 2% trên tổng giá trị đơn hàng hóa cần vận chuyển.
Bước 6: Giấy tờ thủ tục hải quan
Đây là bước bắt buộc phải được thực hiện bởi vì bất kể loại hàng hóa nào muốn xuất khẩu hay nhập khẩu thì đều cần làm thủ tục hải quan.
Bước 7: Vận chuyển và giao hàng cho hãng tàu
Sau khi bạn đã thực hiện xong các thủ tục hải quan, thông quan cho lô hàng hóa của mình thì công việc tiếp theo cần thực hiện chính là chuyển hàng cho hãng tàu. Ngoài ra, bạn cần cung cấp chi tiết Bill hàng để hàng tàu vận đơn.
Bạn có thể tham khảo bài viết về Form mẫu chi tiết vận đơn – Bill of lading
Bước 8: Thanh toán
Người thực hiện công việc XNK hàng hóa phải thực hiện toàn bộ chứng từ thanh toán từ phía người mua.
Các phương thức sử dụng vận tải đường biển chuyên chở hàng hóa
Phương thức vận tải đường biển hay còn có thể hiểu là hình thức thuê tàu vận chuyển hàng hóa. Hiện nay có hai phương thức phổ biến cho loại hình dịch vụ này chính là: Phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu theo chuyến.
Phương thức thuê tàu chợ vận chuyển hàng hóa
Loại tàu chạy thường xuyên trên một tuyến cố định và dừng đỗ tại một số cảng nhất định theo lịch trình đã được định trước được gọi là tàu chợ. Ngoài ra, tàu chợ hoạt động trên các tuyến cố định còn được gọi là tàu định tuyến. Lịch trình của tàu định tuyến được các hãng tàu công bố cho khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

Vì phương thức cấu tạo rất phức tạo so với các loại tàu khác nên tàu chợ thường xuyên được sử dụng để chuyên chở loại hàng hóa có khối lượng nhỏ. Các điều kiện chuyên chở được các hãng tàu quy định và in ấn trên vận đơn đường biển để phát hành cho khách hàng.
Các loại hình thức thuê tàu chợ
Đối với hình thức thuê tàu chợ, chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua đơn vị môi giới sẽ gửi yêu cầu cho mình thuê nguyên hoặc một phần tàu để vận chuyển các loại hàng hóa từ cảng này tới cảng khác.
Người chủ cho thuê tàu và người thuê tàu sẽ ký với nhau một loại chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Mối quan hệ này đã được chúng tôi liệt kê ở bước 7 trong quy trình xuất khẩu hàng hóa phía trên. Nội dung của vận đơn đường biển được các hãng tàu quy định theo mẫu có sẵn.
Những loại hàng hóa nên vận chuyển bằng hình thức vận tải đường biển
Ngoại trừ những mặt hàng bị nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì đa số các loại hàng hóa còn lại đều có thể lựa chọn hình thức vận tải đường biển. Đây là ưu điểm đem lại nhiều lợi ích nhất chó khách hàng. Nhờ ưu điểm này mà những loại hàng hóa không thể vận chuyển bằng các hình thức vận tải khác có thể xem xét và lựa chọn vận tải đường biển.
Thông thường vận tải đường biển sẽ phân loại hàng hóa thành các chủng loại thuộc các nhóm khác nhau để có thể lựa chọn được những phương án vận chuyển tốt nhất:
Phân loại hàng hóa theo đặc tính
- Hàng hóa có tính chất hóa học như: các mặt hàng hóa chất, dung dịch nguy hiểm; các loại hàng hóa dễ hút ẩm; các loại hàng hóa dễ bị thổi bay như bột…
- Hàng hóa dễ bị biển đổi bởi yếu tố môi trường như: bột canh, gia vị, thuốc lá, chè, cà phê…
- Hàng hóa theo khối không bị ảnh hưởng bởi các loại hàng hóa khác như: vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, vật liệu công nghiệp…
Phân loại hàng hóa theo hình thức vận chuyển
- Hàng hóa bách hóa chủ yêu sẽ được vận chuyển bằng container
- Hàng hóa thuộc nhóm khoáng sản như: cát, đá, sỏi… sẽ được vận chuyển bằng xà lan
- Hàng hóa thuộc nhóm phải giữ trong điều kiện đông lạnh sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện có khả năng giữ nhiệt đặc thù
Từ những phương pháp phân loại và những ưu điểm của vận tải đường biển mà chúng ta có thêm được lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Nếu không yêu cầu về tốc độ giao vận thì vận tải đường biển là phương án vận chuyển tối ưu nhất cho những đơn hàng có khối lượng lớn.