Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng phải ra đường và di chuyển mỗi ngày hay nói cách khác, chúng ta đang tham gia vào quá trình vận tải bằng các phương tiện giao thông khác nhau với tư cách là người điều khiên hoặc người tham gia giao thông trực tiếp.
- khái niệm vận tải là gì?
- Các loại hình vận tải hàng hóa thông dụng tại Việt Nam hiện nay?
- Vai trò và tầm quan trọng của vận tải đối với nền kinh tế hiện nay?
Trên đây là những thắc mắc, băn khoăn mà không phải ai cũng hiểu rõ và trả lời được. Hãy cùng vận tải Minh Việt tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của ngành vận tải nói chung và dịch vụ vận tải đường bộ nói riêng nhé!

Mục Lục
Khái niệm vận tải là gì?
Vận tải là một lĩnh vực vật chất đặc biệt luôn song hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại nhằm mục đích trao đổi vị trí của hàng hóa và con người từ địa điểm này tới một địa điểm khác an toàn. Vận tải còn được hiểu đơn giản là quá trình tác động lực tới các vật thể để di chuyển vật thể đó từ vị trí này sang vị trí khác.
Sự hình thành và phát triển của vận tải
Vận tải đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng và là cuộc cách mạng khoa học công nghệ là tiền đề cho ngành Logistics phát triển như hiện nay. Vận tải luôn gắn liền với giao thông vận tải trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trên thế giới hiện nay, không một quốc gia nào hoạt động mà thiếu sự phối hợp chặt chẽ với Bộ giao thông vận tải. Nhất là đối với các nước phát triển thì song hành với đó là cơ sở hạ tầng đã được hoàn thiện, đồng bộ và phát triển như: hệ thống đường cao tốc, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, cảng biển…
Vận tải gắn liền với các hoạt động của con người trong xã hội nguyên thủy như: khuân, vác, gánh, nâng, ha…Sau này, các phương thức vận tải được cải tiến và đa dạng hóa hơn dẫn tới hình thành các loại hình dịch vụ vận tải đặc trưng.
Yếu tố cốt lõi của Logistics
Vận tải gồm những phương thức và những yếu tố bổ trợ tưởng chừng như không có bất kì sự liên kết nào với nhau nhưng lại trở thành những thứ hỗ trợ cho nhau tạo ra quy trình chặt chẽ trong chuỗi cung ứng. Dựa theo phân tích của những trang thông tin tài chính của những chuyên gia trong lĩnh vực thống kế: Logistics khi có sự kết hợp chặt chẽ của vận tải sẽ đem lại nguồn thu cao hơn 7-14% (tùy vào ngành kinh doanh khác nhau).
Vận tải chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự phát triển và thành công của Logistics. Vì vậy để đảm bảo các hoạt động Logistics vận hành hiệu quả thì cần phải đảm bảo hệ thống vận tải được quản lý, diên ra một cách chặt chẽ, khoa học và tối ưu. Các thành viên trong từng chuối cung ứng đều phải có chung tầm nhìn với hình thức vận tải và các hoạt động thương mại điện tử…

Vai trò và tầm quan trọng của vận tải hiện nay
Vận tải có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và hoạt động logistics hiện nay. Vai trò đấy sẽ tăng lên bởi các chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ lệ ngày càng lớn.
Vai trò của vận tải đối với nền kinh tế hiện nay
Hoạt động vận chuyển lưu thông gắn liền và là vai trò tất yếu đối với cuộc sống của con người nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa hoặc đáp ứng việc chuyển chở. Đối với con người thường sẽ di chuyển bằng hình thức đường bộ hoặc đường hàng không. Còn các loại hàng hóa tiêu dùng, sản xuất, máy móc… sẽ được vận chuyển bằng đường biển và đường bộ…
Tất cả các hoạt động kể trên đều gắn liền tới vận tải. Chính vì vậy, vận tải đóng vai trò thiết yếu của quá trình lưu thông và phân phối. Nếu so sánh nền kinh tế giống với cơ thể sống của mỗi con người thì hệ thống giao thông chính là các huyết mạch, hàng hóa chính là chất dinh dưỡng, còn vận tải (vận chuyển) chính là các quá trình đưa các chất dinh dưỡng này tới nuôi dưỡng cơ thể sống.
Vai trò của vận tải đối với logistics hiện nay
Hiện nay, vai trò của vận tải đối với logistics ngày một cao và chiểm tỉ trọng lớn trong quá trình vận hành bời vì:
- Chi phí vận chuyển sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố phụ thuộc vào nhà cung cấp, địa điểm kho hàng, địa điểm bán lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải…
- Tốc độ vận chuyển cao hơn (đồng nghĩa với chi phí cao) sẽ giúp cho lượng hàng tồn kho ít hơn
- Vận chuyển tốc độ châm (đồng nghĩa với chi phí rẻ hơn) sẽ làm số lượng hàng tồn kho lớn hơn
- Lịch trình giao hàng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc lựa chọn tốc độ của các phương thức vận chuyển
Các loại hình vận tải phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình vận tải được sử dụng phổ biến bao gồm:
Vận tải bằng đường bộ
Vận tải đường bộ là loại hình vận tải dược sử dụng phổ biến nhất hiện nay và được sử dụng hàng ngày trong việc vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách … Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là hoạt động thiết yêu trong cuộc sống hiện nay.
Ưu điểm
- Chủ động về thời gian và phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa
- Đáp ứng được quá trình vận chuyển mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết
- Có thể linh hoạt trong quá trình vận chuyển chuyển hàng thẳng từ nơi sản xuất về các địa điểm lưu kho hoặc địa điểm kinh doanh buôn bán
Nhược điểm
- Hạn chế bởi khối lượng, kích thước và tải trọng của hàng hóa. Không phù hợp với khối lượng hàng hóa quá lớn
- Chi phí vận tải bằng đường bộ được đánh giá là cao hơn so với những loại hình vận chuyển khác
Vận tải bằng đường sắt
Vận tải đường sắt là hình thức tiên phong của ngành dịch vụ vận chuyển. Hình thức này có thể vận chuyển cả hành khách và hàng hóa nhưng tại thị trường Việt Nam thì hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chưa được sử dụng nhiều. Dịch vụ vận tải đường sắt cũng không bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết, có độ an toàn và ổn định tương đối cao.
Ưu điểm
- Chi phí tiết kiệm hơn so với các loại hình vận chuyển khác (thường giá cước chỉ bằng một nửa so với các hình thức còn lại)
- Cước phí ít biến động do không phụ thuộc vào sự biến động giá cả xăng dầu
- Đảm bảo an toàn và tính ổn định tương đối cao cho hàng hóa và con người
- Đáp ứng được khối lượng vận chuyển đa dạng từ vài chục kg cho tới hàng tấn
Nhược điểm
- Thời gian vận chuyển tương đối lâu (thường lâu hơn so với vận tải đường bộ từ 1 – 2 ngày)
- Thiếu tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa thường phải sử dụng kết hợp với dịch vụ vận đường bộ tới thẳng địa điểm cần vận chuyển.
Vận tải bằng đường biển
Vận tải đường biển là hình thức chuyên chở, điều phối hàng hóa bằng các phương tiện đường thủy như: tàu, thuyền… Vận chuyển bằng đường biển là hình thức vận chuyển chính được ra đời và sử dụng từ rất lâu trên thế giới.
Ưu điểm
- Được xem là hình thức vận chuyển số một trong các hình thức chuyển chở hàng hóa trên toàn thế giới
- Có thể vận chuyển được tất cả các loại hàng hóa có trọng tải lớn theo yêu cầu của khách hàng
- Chi phí vận chuyển rẻ
Nhược điểm
- Không phù hợp với hàng hóa cần giao nhanh chóng
- Tốc độ vận chuyển chậm và có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết
Vận tải bằng đường hàng không
Vận tải đường hàng không sẽ phù hợp đối với những loại hàng hóa cần vận chuyển nhanh chóng như bưu phẩm, bưu kiện… Loại hình vận chuyển này được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa giá trị cao là chủ yếu nên khối lượng chuyên chở không quá lớn.
Ưu điểm
- Vận chuyển nhanh chóng. Đây là phương thức vận tải có tốc độ nhanh nhất hiện nay
- Loại hình vận chuyển an toàn đảm bảo chất lượng món hàng luôn ở mức cao nhất
Nhược điểm
- Cước phí vận chuyển bằng đường hàng không sẽ cao hơn các loại các vận chuyển khác
- Thời tiết quá xấu cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển bằng đường hàng không