Các loại thùng xe tải chở hàng thông dụng

Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải là một công cụ không thể thiếu nhằm để phục vụ mục đích thương mại của các công ty, doanh nghiệp trên toàn cầu. Yếu tố quyết định khi khách hàng có nhu cầu mua xe hoặc thuê xe chở hàng ngoài động cơ ra thì thùng xe tải là yếu tố mà chúng ta cần quan tâm.

Thùng xe tải sẽ được đặt mua riêng tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu và khả năng tài chính của chủ phương tiện chính vì vậy trên thị trường có rất loại thùng xe tải khác nhau. Bài viết dưới đây của vận tải Minh Việt sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu về các loại thùng xe tải chở hàng thông dụng, từ đó sẽ có được nhiều kinh nghiệm để chọn lựa được xe tải phù hợp với nhu cầu của mình.

Các loại thùng xe tải chở hàng thông dụng
Các loại thùng xe tải chở hàng thông dụng

Định nghĩa về các loại thùng xe tải

Dựa theo thông tư số 42/2014/TT-BGTVT quy định về thùng xe tải, xe tự đổ, xe xi téc tham gia giao thông đường bộ được ban hành bởi Bộ giao thông vận tải. Trong điều 3 có giải thích thùng xe tải như sau:

Các loại thùng xe tải thông dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa
Các loại thùng xe tải thông dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa

Thùng xe tải thường bao gồm hai loại là thùng kín và thùng hở.

  • Thùng hở là loại thùng xe tải được thiết kế theo dạng hộp hở mặt trên; thành phía sau của xe và thành bên cạnh có thể mở được phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa. Mui phủ thường bao gồm tấm phủ và mui được lắp phía trên thùng hở dùng để che chắn mưa nắng cho hàng hóa. Ngoài ra, thùng hở còn bao gồm loại thùng hở có mui phủ và thùng hở không có mui phủ
  • Thùng kín là loại thùng xe được thiết kế theo dạng hộp kín, thành phía sau xe và thành bên của thùng xe có thể bố trí thêm cửa để xếp dỡ hàng hóa. Thùng kín có trang bị lớp cách nhiệt gọi là thùng bảo ôn. Thùng kín có trang bị vật liệu cách nhiệt kèm theo thiết bị làm lạnh được gọi là thùng đông lạnh.

Cách phân loại các loại thùng xe tải

Thông thường việc phân loại các loại thùng xe tải sẽ được chia ra làm 2 loại cơ bản bao gồm: Loại thùng xe tải thường (sử dụng thông dụng) và loại thùng xe tải chuyên dụng (xe tải thùng kín, xe tải thùng bảo ôn, xe tải thùng bạt, xe tải kèo bạt …)

Loại xe tải chuyên dụng bao gồm: các loại thùng đông lạnh, thùng kết hợp với cẩu, thùng kết hợp tay nâng, thùng xe xi-tec chở nhiên liệu, thùng xe tải ben, thùng xe chuyên chở gia cầm gia xúc

Đối với loại thùng xe tải chuyên dụng có những yêu cầu về kết cấu, vật liệu và chi tiết chuyên dụng mà chúng tôi sẽ không thể đề cập hết được. Chính vì vậy bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu về các kiểu thùng thông dụng nhất mà thôi.

cách phân loại các loại thùng xe tải thông dụng nhất hiện nay
cách phân loại các loại thùng xe tải thông dụng nhất hiện nay

Kích thước thùng xe sẽ phụ thuộc vào kích thước Chassis của do. Vì vậy, bài viết này chúng tôi xin lấy 3 ví dụ về 3 mẫu xe tải chính là xe tải HD 65, HD72 và H100 của hãng xe tải Hyundai.

Qui cách thùng Thùng bảo ôn Thùng mui bạt Thùng lửng
Kích thước thùng
(D x R x C) (mm)
H100 3130 x 1620 x 1840 3130 x 1630 x 1850 3150 x 1640 x 450
HD65 4410 x 2050 x 1800 4410 x 2050 x 1850 4410 x 2060 x 380
HD72 4880 x 2050 x 1800 4980 x 2050 x 1850 4980 x 2060 x 380

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy tuy cùng một mẫu xe nhưng kích thước chiều dài và chiều rộng của 3 quy cách: thùng bao ôn (thùng kín), thùng mui bại và thùng lửng đều gần bằng nhau chỉ khác nhau về chiều cao.

Ngay sau đây vận tải Minh Việt sẽ liệt kê chi tiết những đặc điểm chính, vậy liệu, yêu cầu và những lưu ý khi sử dụng một trong ba kiểu thùng trên.

Thùng xe kín (thùng bảo ôn)

Thùng xe kín – thùng bảo ôn là loại thùng xe có thiết kế kín dạng cửa container ở phía sau và có cửa ở bên phải thùng. Thông thường xe thùng kín thường được lót lớp đệm cách âm, cách nhiệt ở giữa vách trong và ngoài của thùng. Phần khung xương thùng được làm bằng vật liệu sắt hoặc sắt mạ kẽm. Phần vách cho thùng bảo ôn được làm bằng chất liệu rất đa dạng bao gồm: Composite, Inox 304, Inox 430.

  • Đối với chất liệu là Inox 430 là loại vật liệu có tính sáng bóng nhưng dễ bị gỉ sét. Tuy nhiên với giá thành rẻ thích hợp đối với công ty sử dụng với nhu cầu vận tải ít hoặc chở những mặt hàng khô ráo như vải, giấy, thùng caton…
  • Đối với chất liệu là Inox 304 là loại vật liệu gần như không thể bị gỉ sét, đây được xem là loại vật liệu có độ bền cao nhất. Chính vì thế giá thành của Inox 304 rất đắt, loại thùng xe được làm bằng vật liệu này thường để chở hàng thực phẩm như: tôm, cua, cá, rau, củ, quả…
  • Đối với chất liệu là Composite là loại vật liệu tiên tiến với trọng lượng rất nhẹ, bề mặt sạch đẹp và dễ lắp đặt. Đối với loại vật liệu này sẽ thích hợp cho những đơn vị muốn dán áp phíc, poster quảng cáo lên mặt phẳng của thùng xe. Tuy nhiên điểm trừ của loại vật liệu này chính là giá thành cao hơn rất nhiều so với Inox 304 và dễ bị hỏng nếu có va đập với lực mạnh

Thùng xe lửng

Thùng xe lửng là loại thùng xe hở ở phía trên, không có mui và được lắp bửng ở đuôi xe nên việc chất hàng lên thùng lửng rất thoải mái và thông thoáng. Tuy nhiên vấn đề thời tiết chính là trở ngại lớn nhất cho loại thùng này. Ngoài ra, chiều cao phần bửng xe tương đối thấp nên hàng hóa khi vận chuyển dễ bị rơi ra ngoài nếu không buộc chắc chắn.

Thùng lửng thích hợp chở các loại hàng vật liệu nặng như: sắt tấm nguyên khối, sắt cây, vật liệu xây dựng, xi măng, cốt thép… Khung bửng thường được làm bằng các vật liệu như: Inox 430, inox 304, sắt mạ kẽm, sắt hộp…

  • Vật liệu rẻ nhât được lựa chọn để sản xuất thùng lửng chính là sắt phù hợp với các công ty kinh doanh nhỏ và nhu cầu vận chuyển ít. Bởi vì sắt rất dễ gỉ sét và cần được sơn sửa thường xuyên nên không có tính thẩm mỹ cao.
  • Sắt mạ kẽm cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất thùng lửng. Sắt mạ kẽm có tính chất tương đồng với sắt hộp nhưng được mạ thêm một lỡm kẽm để chống gỉ sét. Tuy nhiên nếu xảy ra các vấn đề dẫn tới xước sâu vào khung thép bên trong thì loại vật liệu này sẽ mất khả năng chống gỉ sét.
  • Thùng lửng ngoài sử dụng sét và sét mã kẽm để làm vách, ta còn có thể lựa chọn inox 430, inox 304. Tính chất và ưu điễm của inox đã được trình bày ở phần xe thùng kín.

Thùng xe mui bạt (mui phủ, kèo bạt)

Cuối cùng, bài viết hôm nay sẽ đề cập tới thùng xe mui bạt hay còn có các tên gọi là xe thùng mui phủ, thùng kèo bạt… Thùng mui bạt có thể tạm gọi là sự kết hợp giữa thùng xe kín và thùng xe lửng.

Thùng mui bạt có tính chất thông thoáng khi được lắp thêm phần bửng và khi gặp trời mưa có thể phủ bạt che kín hàng hóa bên trong nhờ vào hệ thống được lắp đặt từ khung xưởng và dàn kèo. Vật liệu được sản xuất thùng mui bạt cũng giống với thùng xe kín và thùng xe lửng với: khung bằng sắt, sắt mạ kẽm, sắt hộp hoặc các loại inox

Ưu và nhược điểm của các thùng xe thông dụng

Ưu điểm: Đối với loại thùng xe kín rất thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa mà không phải lo tới yếu tố thời tiết ảnh hưởng tới hàng hóa của bạn.

Nhược điểm: thùng xe bảo ôn với thiết kế dạng hộp kín sẽ ảnh hưởng tới sự đối lưu của không khí nên bạn cần lưu ý đối với một số loại hàng hóa cần thông thoáng khi chọn loại thùng xe kín.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *