Lệnh cấm xe tải – biển báo cấm tải trọng mới nhất

Lệnh cấm xe tải mới nhất hiện đang được quy định như thế nào?

Giờ cấm xe tải và biển báo cấm tải trọng đang được áp dụng vào những khung giờ nào?

Những tuyến phố nào thực hiện áp dụng giờ cấm tải vào trung tâm thành phố Hà Nội?

Trên đây là một vài băn khoăn của các cá nhân, doanh nghiệp hay các tài xế xe thường xuyên có hàng hóa vận chuyển vào khu vực trung tâm thành phố. Cùng Minh Việt Logistics tìm hiểu ngay để đảm bảo cho việc vận chuyển được thuận lợi và nhanh chóng nhất đồng thời tránh được các trường hợp bị phạt oan.

Lệnh cấm xe tải theo quy chuẩn 41 của Bộ Giao thông Vận Tải

Quy chuẩn 41 về lệnh cấm xe tải mới nhất của Bộ Giao thông Vận Tải là quy chuẩn mới nhất được áp dụng hiện nay.

Xã hội ngày càng phát triển, mật độ các phương tiện vận tải di chuyển trên các tuyến đường ngày càng nhiều. Điều này đã gây nên sức ép cho giao thông Hà Nội, đặc biệt là khu vực các con phố trong trung tâm thủ đô. Để hạn chế vấn nạn tắc đường, hạn chế sức ép giao thông, việc thực hiện lệnh cấm xe tải là thực sự cần thiết. Trong đó, giờ cấm và phố cấm với một số phương tiện giao thông hiện đang được thực thi.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN/41/BGTVT về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo thông tư 52/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2020 quy định về các loại biển cấm.

Trong quy chuẩn này về lệnh cấm xe tải, nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị điều cấm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu vi phạm các điều cấm sẽ được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Nhóm biển báo cấm gồm 53 kiểu được đánh số từ 101 đến 140 trong hệ thống biển báo giao thông. Biển báo cấm có nền màu trắng, viền đỏ, dạng hình tròn có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết được thể hiện các điều cấm. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt

Biển báo P.101 (Biển báo Đường cấm): Cấm các loại phương tiện di chuyển cả 2 hướng trừ các xe ưu tiên theo quy định

Biển báo P.101 Biển báo Đường cấm
Biển báo P.101 Biển báo Đường cấm

Biển báo P.102 (Biển báo Cấm đi ngược chiều): Cấm các loại phương tiện đi vào chiều đặt biển trừ các xe ưu tiên theo quy định

Biển báo P.102 Biển báo Cấm đi ngược chiều
Biển báo P.102 Biển báo Cấm đi ngược chiều

Biển báo P.103 (Biển báo Cấm xe ô tô): Cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo P.103b (Biển báo cấm xe ô tô rẽ phải): Cấm các loại xe cơ giới rẽ phải, (loại trừ xe máy 2 bánh, xe ưu tiên và xe gắn máy theo quy định.

Biển báo P.103c (Biển báo cấm xe ô tô rẽ trái): Cấm các loại xe cơ giới rẽ trái, trừ xe gắn máy, xe máy 2 bánh và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo P.103: Biển báo cấm xe ô tô
Biển báo P.103: Biển báo cấm xe ô  tô

Biển báo P.104 (Biển báo Cấm xe máy): Cấm các loại xe máy đi vào (ngoại trừ xe máy được ưu tiên theo quy định) và biển không áp dụng với người dắt xe máy.

Biển báo P.104 Biển báo Cấm xe máy
Biển báo P.104 Biển báo Cấm xe máy

Biển báo P.105 (Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy): Cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi vào làn đường, ngoại trừ xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo P.105 Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy
Biển báo P.105 Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy

Biển báo P.106 (Biển báo Cấm xe tải): Cấm xe tải, xe máy kéo, các xe máy chuyên dùng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo P.106b: Cấm xe tải chuyên chở có khối lượng lớn hơn giá trị ghi trong biển báo đi vào.

Biển báo P.106c: Cấm các loại xe tải chở hàng nguy hiểm đi vào khu vực có cắm biển

Biển báo P.106: Biển báo Cấm xe tải
Biển báo P.106: Biển báo Cấm xe tải

Biển báo P.107 (Biển báo Cấm xe khách và xe tải): Cấm các loại xe ô tô chở khách, xe tải, xe máy kéo, xe máy thi công chuyên dụng đi vào làn đường (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo P.107a: Cấm các loại xe ô tô chở khách đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định), tuy nhiên không cấm xe buýt. Biển phụ phía dưới sẽ quy định đối với trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi.

Biển báo P.107b: Cấm xe taxi đi vào. Trong trường hợp cấm xe taxi theo giờ sẽ có biển phụ bên dưới kèm theo.

Biển báo P.107 Biển báo Cấm xe khách và xe tải
Biển báo P.107 Biển báo Cấm xe khách và xe tải

Biển báo P.108 (Biển báo Cấm xe rơ-mooc): Cấm các laoji xe cơ giới kéo rơ-mooc, bao gồm cả xe khách, xe máy kéo, xe máy kéo theo rơ móc đi vào khu vực này. Trừ các loại xe sơ-mi-rơ-mooc và các loại xe ưu tiên theo quy định

Biển báo P.108a: Cấm các loại xe kéo rơ-mooc, xe sơ-mi-rơ-mooc đi vào khu vực (trừ xe ưu tiên theo quy định của luật giao thông đường bộ)

Biển báo P.108 Biển báo Cấm xe rơ-mooc, sơ-mi-rơ-mooc
Biển báo P.108 Biển báo Cấm xe rơ-mooc, sơ-mi-rơ-mooc

Biển báo P.109 (Biển báo Cấm máy kéo): Cấm các loại máy kéo, máy kéo bánh xích/bánh hơi đi vào.

Biển báo P.109 Biển báo Cấm máy kéo
Biển báo P.109 Biển báo Cấm máy kéo

Biển báo P.110 (Biển báo Cấm xe đạp): Cấm xe đạp đi vào. Không áp dụng cấm người dắt xe đạp.

Biển báo P.110b: Cấm xe đạp thô. Không áp dụng cấm người dắt xe đạp thô.

Biển báo P.110 Biển báo cấm xe đạp
Biển báo P.110 Biển báo cấm xe đạp

Biển báo P.111 (Biển báo Cấm xe máy): Cấm các loại xe máy, xe gắn máy đi vào. Biển này không áp dụng đối với phương tiện xe đạp lưu thông qua khu vực

Biển báo P.111b,c: Cấm xe 3 bánh có gắn động cơ như xe lam, xe lôi máy…

Biển báo P.111d: Cấm xe 3 bánh không gắn động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp…

Biển báo P.111 Biển báo Cấm xe máy
Biển báo P.111 Biển báo Cấm xe máy

Biển báo P.112 (Biển báo Cấm người đi bộ): Cấm người đi bộ đi vào.

Biển báo P.112 Biển báo Cấm người đi bộ
Biển báo P.112 Biển báo Cấm người đi bộ

Biển báo P.113 (Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy): Cấm xe thô sơ, xe do người đẩy/kéo đi vào. Không áp dụng cấm xe nôi trẻ em, phương tiện người khuyết tật chuyên dùng.

Biển báo P.113 Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy
Biển báo P.113 Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy

Biển báo P.114 (Biển báo Cấm xe súc vật kéo): Cấm xe sử dụng súc vật kéo hay chở trên lưng đi vào.

Biển báo P.114 Biển báo Cấm xe súc vật kéo
Biển báo P.114 Biển báo Cấm xe súc vật kéo

Biển báo P.115 (Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe): Cấm các loại xe cơ giới/xe thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có tải trọng cả xe vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo P.115 (Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe
Biển báo P.115 (Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe

Biển báo P.116 (Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe): Cấm các loại xe cơ giới/xe thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có tải trọng toàn bộ xe ( tính cả xe và hàng hóa) phân bổ trên một trục xe vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo P.116 Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe
Biển báo P.116 Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe

Biển báo P.117 (Biển báo Hạn chế chiều cao xe): Biển cấm các loại xe cơ giới/ xe thô sơ có chiều cao vượt quá trị số được thể hiện trên biển đi vào (áp dụng kể cả xe ưu tiên)

Biển báo P.117 Biển báo Hạn chế chiều cao xe
Biển báo P.117 Biển báo Hạn chế chiều cao xe

Biển báo P.118 (Biển báo Hạn chế chiều ngang xe): Cấm các loại xe cơ giới/ xe thơ sơ có chiều ngang vượt quá trị số thể hiện trên biển đi vào (áp dụng kể cả xe ưu tiên)

Biển báo P.118 Biển báo Hạn chế chiều ngang xe
Biển báo P.118 Biển báo Hạn chế chiều ngang xe

Biển báo P.119 (Biển báo Hạn chế chiều dài xe): Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (áp dụng đối với tất cả các xe ưu tiên) có chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo P.119 Biển báo Hạn chế chiều dài xe
Biển báo P.119 Biển báo Hạn chế chiều dài xe

Biển báo P.120 (Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc): Cấm các loại xe cơ giới kéo mooc, xe sơ-mi-rơ-mooc có chiều dài xe vượt quá trị số ghi trên biển (kể cả xe ưu tiên) đi vào.

Biển báo P.120 Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc
Biển báo P.120 Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc

Biển báo P.121 (Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe): Các xe ô tô phải di chuyển cách nhau một khoảng tối thiểu ghi trên biển.

Biển báo P.121 Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe
Biển báo P.121 Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe

Biển báo P.123 (Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải): Cấm xe các loại xe cơ giới/thô sơ rẽ trái hoặc phải (trừ xe ưu tiên theo quy định). Không áp dụng cấm quay đầu xe.

Biển báo P.123 Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải
Biển báo P.123 Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải

Biển báo P.124 (Biển báo Cấm quay đầu xe): Cấm các loại xe quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển.

Biển báo P.124 Biển báo Cấm quay đầu xe
Biển báo P.124 Biển báo Cấm quay đầu xe

Biển báo P.124b: Cấm ô tô quay đầu theo chiều mũi tên trên biển

Biển báo P.124b: Cấm xe ô tô quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển
Biển báo P.124b: Cấm xe ô tô quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển

Biển báo P.124c: Cấm các loại xe rẽ trái và quay đầu trái.

Biển báo P.124d: Cấm các loại xe rẽ phải và quay đầu phải.

Biển số P.124 (c,d) Cấm rẽ trái và quay đầu xe Cấm rẽ phải và quay đầu xe
Biển số P.124 (c,d) Cấm rẽ trái và quay đầu xe Cấm rẽ phải và quay đầu xe

Biển báo P.124e: Cấm xe ô tô rẽ trái và quay đầu trái.

Biển báo P.124f: Cấm xe ô tô rẽ phải và quay đầu phải.

Biển báo P.124e,f: : Cấm xe ô tô rẽ trái và quay đầu trái Cấm xe ô tô rẽ phải và quay đầu phải
Biển báo P.124e,f: : Cấm xe ô tô rẽ trái và quay đầu trái Cấm xe ô tô rẽ phải và quay đầu phải.

 

Biển báo P.125 (Biển báo Cấm vượt): Cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe ưu tiên theo quy định), tuy nhiên được phép vượt xe máy 2 bánh và xe gắn máy.

Biển báo P.125 Biển báo Cấm vượt
Biển báo P.125 Biển báo Cấm vượt

Biển báo P.126 (Biển báo Cấm xe tải vượt): Cấm các loại xe tải vượt xe cơ giới khác, nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy. các loại xe cơ giới khác được phép vượt xe nhau và vượt xe tải.

Biển báo P.126 Biển báo Cấm xe tải vượt
Biển báo P.126 Biển báo Cấm xe tải vượt

Biển báo P.127 (Biển báo Tốc độ tối đa cho phép): Các xe cơ giới chạy không vượt quá tốc độ ghi trên biển (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo P.127a: Các xe cơ giới chạy không vượt quá tốc độ ghi trên biển (trừ xe ưu tiên theo quy định) chỉ áp dụng vào ban đêm.

Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa được cho phép theo từng làn đường quy định;

Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa được cho phép theo từng phương tiện và trên từng làn đường;

Biển báo P.127 Biển báo Tốc độ tối đa cho phép
Biển báo P.127 Biển báo Tốc độ tối đa cho phép

Biển báo P.128 (Biển báo Cấm sử dụng còi): Cấm các loại xe sử dụng còi.

Biển báo P.128 Biển báo Cấm sử dụng còi
Biển báo P.128 Biển báo Cấm sử dụng còi

Biển báo P.129 (Biển báo Kiểm tra): Báo nơi đặt trạm kiểm tra, các loại xe vận tải đi qua phải dừng lại để kiểm tra theo quy định.

Biển báo P.129 Biển báo Kiểm tra
Biển báo P.129 Biển báo Kiểm tra

 

Biển báo P.130 (Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe): Cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ xe tại phía đường có đặt biển (trừ xe ưu tiên theo quy định). Đối với xe buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.

Biển báo P.130 Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe
Biển báo P.130 Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe

Biển báo P.131 (Biển báo Cấm đỗ xe): Cấm các loại xe cơ giới đỗ xe tại phía đường có đặt biển (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển P.131b: Cấm các loại xe cơ giới đỗ xe áp dụng với ngày lẻ,

Biển P.131c: Cấm các loại xe cơ giới đỗ xe áp dụng với ngày chẵn.

Biển báo P.131 Biển báo Cấm đỗ xe
Biển báo P.131 Biển báo Cấm đỗ xe

Biển báo P.132 (Biển báo) Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp): Các loại xe cơ giới/ xe thô sơ ( áp dụng với tất cả các xe ưu tiên theo quy định) phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang di chuyển theo chiều ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp.

Biển báo P.132 Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp
Biển báo P.132 Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp

Biển báo P.133 (Biển báo Hết cấm vượt): Biển thông báo hết đoạn đường cấm vượt.

Biển báo P.133 Biển báo Hết cấm vượt
Biển báo P.133 Biển báo Hết cấm vượt

Biển báo P.134 (Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa): Biển có giá trị thông báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa. Các xe được phép chạy với tốc độ tối đa theo quy định Luật Giao thông đường bộ.

Biển báo P.134 Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa
Biển báo P.134 Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa

Biển báo P.135 (Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm): Biển thông báo hết đoạn đường áp dụng tất cả các lệnh cấm.

Biển báo P.135 Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm
Biển báo P.135 Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm

Biển báo Cấm đi thẳng P.136 (Biển báo Cấm đi thẳng): Cấm các loại xe cơ giới /thô sơ đi thẳng vào đoạn đường phía trước.

P.136 Biển báo Cấm đi thẳng
P.136 Biển báo Cấm đi thẳng

Biển báo P.137 (Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải): Cấm các loại xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo quy định) rẽ trái, rẽ phải. Nếu có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.

Biển báo P.137 Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải
Biển báo P.137 Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải

Biển báo P.138 (Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái): Cấm các loại xe cơ giới đi thẳng, rẽ trái. Nếu có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.

Biển báo P.138 Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái
Biển báo P.138 Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái

Biển báo P.139 (Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải): Cấm các loại xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo quy định) đi thẳng, rẽ phải. Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao đường. Nếu có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.

Biển báo P.139 Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải
Biển báo P.139 Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải

Biển báo P.140 (Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự): Cấm các loại xe công nông, xe tương tự công nông đi vào.

Biển báo P.140 Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự
Biển báo P.140 Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự

Chú ý: Các biển báo cấm có cấm thời gian sẽ được đặt thêm biển phụ và có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh ( nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông).

Một số quy về giờ cấm xe tải ra vào nội thành Hà Nội

Việc thực hiện lệnh cấm xe tải về giờ cấm tải và khung giờ cấm tải vào thành phố đang được thực hiện là phương pháp hiệu quả hiện nay. Bởi tình trạng ùn tắc giao thông nghiệm trọng đang xảy ra tại khá nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đỉnh điểm là vào những giờ cao điểm tại các thành phố lớn như  TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Quy định về lệnh giờ cấm tải cho xe tải tại thành phố Hà Nội

Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra quy định cấm các loại xe tải lưu thông vào những khung giờ nhất định. Cụ thể, theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 19/07/2019 quy định cấm xe tải lưu thông trong nội thành như sau:

  • Giờ cấm xe tải 1.25 tấn: Dòng xe tải nhỏ bị cấm trong giờ cao điểm từ 6:00-9:00 và từ 15:00-21:00, ngoài khoảng thời gian trên xe tải được phép hoạt động bình thường.
  • Giờ cấm xe tảu từ 1.25 tấn đến 2.5 tấn: Dòng xe này chỉ được phép hoạt động từ 21:00-6:00, ngoài khoảng thời gian trên cân phải có giấy phép lưu hành của cơ quan thẩm quyền.
  • Giờ cấm xe tải trên 2.5 tấn: Khung giờ cấm hoạt động của dòng xe này từ 6:00-21:00.
  • Giờ cấm xe tải trên 10 tấn, xe trường, siêu trọng: Dòng xe tải lớn này chỉ được hoạt động vào khoảng thời gian từ 21:00-6:00 và phải có giấy lưu hành đặc biệt.
Quy định giờ cấm xe tải mới nhất tại Hà Nội
Quy định giờ cấm xe tải mới nhất tại Hà Nội

Vận tải Minh Việt luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, vận chuyển đi tỉnh, vận chuyển vào phố bằng dịch vụ cho thuê xe tải có giấy phép lưu hành nội đô. Hơn hết, chúng tôi luôn chấp hành đúng quy định của luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn hàng hóa của quý khách trong mỗi lần vận chuyển.

Xe tải van có bị cấm giờ không?

Xe bán tải có bị cấm giờ không?

Quy định về lệnh cấm tải các loại xe chuyên dụng

  • Xe cung cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dụng xử lý các sự cố đột xuất về điện, nước, ngập úng do mưa bão, sự cố cầu đường,… được phép hoạt động 24/24h.
  • Xe rửa đường, tưới nước, hút bụi, hút bùn, xe phục vụ sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người phục vụ làm việc trên cao, cắt sửa cây,… được phép hoạt động trên các tuyến đường phố trừ giờ cao điểm.
  • Xe chở thực phẩm sạch, rau an toàn (RAT) có trọng lượng toàn bộ xe đến 2.5 tấn được phép hoạt động trên phố trừ giờ cao điểm.
  • Xe chở bưu kiện, bưu phẩm, báo chí bằng đường bộ; xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ được phép hoạt động 24/24h ( nằm trong khung giờ cấm xe tải)
  • Xe vận chuyển rác, thu gom rác (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất chỉ được phép hoạt động trên đường phố từ 19h30 đến 6h hôm sau. Số lượng xe vận chuyển rác ban ngày hoạt động theo quản lý của sở Giao thông Vận tải. Các xe thu gom rác phải tập kết đúng nơi quy định. Vị trí tập kết thu gom rác do UBND quận, huyện, thị xã đề nghị và được cơ quan sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố chấp thuận.
Quy định cấm tải các loại xe chuyên dụng tại Hà Nội hiện nay
Quy định cấm tải các loại xe chuyên dụng tại Hà Nội hiện nay
  • Xe ô tô chở khách
  • Các loại xe đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, xe tham quan, du lịch được phép hoạt động 24/24h. Ngoại trừ xe khách trên 45 chỗ đến các điểm tham quan du lịch không được phép hoạt động trong giờ cao điểm.
  • Các loại xe của lực lượng vũ trang, xe công vụ, xe phục vụ ma chay cưới hỏi: được hoạt động 24/24h.
  • Xe khách chạy khu vực các tỉnh phải đi theo luồng, tuyến và đón trả khách tại các bến theo đúng quy định.
  • Đối với xe công cộng vận tải hành khách;
  • Xe buýt: Thời gian và lộ trình hoạt động cố định theo quy định của thành phố.
  • Taxi: Phải tuân thủ theo quyết định phân luồng tổ chức giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông.

Các phương tiện giao thông không được phép hoạt động trên các tuyến đường Hà Nội.

Hà Nội là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước, tỉ lệ các phương tiện lưu thông trên đường phố luôn ở mức cao. Do đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất và thực hiện Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 mà chính phủ ban hành để đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, cấm các phương tiện sau lưu thông và hoạt động trên các tuyến phố thủ đô:

  • Cấm xe Lambro, công nông, máy trộn bê tông, xe mô tô ba bánh chở khách và hàng hóa không được hoạt động trên tỉnh lộ, quốc lộ nằm trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Đặc biệt xe 3, 4 bánh của thương binh sẽ được quy định, điều chỉnh bằng văn bản riêng của thành phố.
  • Cấm xe lôi, xe đẩy, xe đạp đôi lưu thông trên đường phố Hà Nội.
  • Cấm xe xúc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay, xe đạp thồ lưu thông trong khu vực hạn chế tại các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh lộ thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Ngoại trừ xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
  • Cấm xe xích lô hoạt động trên các tuyến đường giao thông đường bộ, riêng xe du lịch, xe điện được điều chỉnh theo quy định và văn bản của cơ quan thẩm quyền Thành phố.

Các tuyến đường áp dụng giờ cấm xe tải tại Hà Nội

Các tài xế nắm rõ các khung giờ cấm xe tải địa bàn Hà Nội để đảm bảo lưu thông, di chuyển được thuận tiện, đảm bảo an toàn cũng như đúng quy định. Lộ trình các tuyến đường áp dụng giờ cấm như sau:

  • Đoạn từ nút đường Mai Dịch đến nút giao cao tốc Pháp Vân, Lĩnh Nam xe ô tô con được phép hoạt động, cấm các phương tiện khác di chuyển.
  • Đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến (đoạn đường tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép lưu thông.
  • Đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), đường Ngọc Lâm (từ cầu Chui đến đường Ngô Gia Khảm) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), đường Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến Cầu Bươu, quận Hà Đông) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng và đường Đại Lộ Thăng Long (đoạn đường Phạm Hùng đến nút giao thông 70) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường 70 (từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72), đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, Quận Hà Đông) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (Quận Hà Đông, đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) các phương tiện được phép hoạt động.
  • Đường Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Ngọc Hồi (đoạn từ Ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) xe tải được phép lưu hành
  • Đường Pháp Vân, Cầu Thanh Trì, Nguyễn Văn Linh, Ngô Gia Tự vào trung tâm thành phố Hà Nội các phương tiện được phép hoạt động.
Những tuyến đường áp dụng giờ cấm xe tải tại Hà Nội
Những tuyến đường áp dụng giờ cấm xe tải tại Hà Nội

VẬN TẢI MINH VIỆT – HOTLINE: 09 1900 9808

Các câu hỏi liên quan đến lệnh cấm xe tải vào thành phố Hà Nội

Hỏi: Xe tải bao nhiêu tấn được phép lưu thông trong thành phố? 

Trả lời:

Qúy khách hàng thuê xe tải Minh Việt chở hàng vào thành phố với các dòng xe nhỏ dưới 2,5 tấn có giấy phép lưu hành 24h, ngoài ra, các dòng xe tải lớn trên 2,5 tấn có thể vào thành phố trong khoảng thời gian từ 21h-6h.

Khách hàng có nhu cầu thuê xe tải chở hàng vào phố vui lòng liên hệ hotline 09 1900 9808 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Hỏi: Tuyến đường đối ngoại là gì?

Trả lời:

Theo quy chuẩn 41 QCVN41, điều 2 của Bộ giao thông Vận tải đường bộ:

Quy chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trực thuộc mạng lưới đường bộ Việt Nam gồm các tuyến: đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện, đường chuyên dùng, đường đô thị và các đường nằm trong hệ thống đường tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA;các thỏa thuận quốc tế và các thỏa thuận trong khối liên mih ASEAN..)

Từ đó, ta có thể định nghĩa các tuyến đường đối ngoại là các đường trực thuộc hệ thống đường mà điều ước quốc tế quy định trong đó có Việt Nam là thành viên thường trực.

Hỏi: Biển nào cấm ô tô tải?

Trả lời:

Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN/41/BGTVT về báo hiệu đường bộ, các biển báo sau đây cấm ô tô tải:

Biển báo P.106 (Biển báo Cấm xe tải): Cấm xe tải, xe máy kéo, các xe máy chuyên dùng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo P.106b: Cấm xe tải chuyên chở có khối lượng lớn hơn giá trị ghi trong biển báo đi vào.

Biển báo P.106c: Cấm các loại xe tải chở hàng nguy hiểm đi vào khu vực có cắm biển

Biển báo P.126 (Biển báo Cấm xe tải vượt): Cấm các loại xe tải vượt xe cơ giới khác, nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy. các loại xe cơ giới khác được phép vượt xe nhau và vượt xe tải.

Hỏi đáp về lệnh cấm xe tải mới nhất
Hỏi đáp về lệnh cấm xe tải mới nhất

VẬN TẢI MINH VIỆT – HOTLINE: 09 1900 9808

Hỏi: Biển nào cấm máy kéo?

Trả lời:

Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN/41/BGTVT về báo hiệu đường bộ, các biển báo sau đây cấm xe máy kéo:

Biển báo P.106 (Biển báo Cấm xe tải): Cấm xe tải, xe máy kéo, các xe máy chuyên dụngng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo P.106b: Cấm xe tải chuyên chở có khối lượng lớn hơn giá trị ghi trong biển báo đi vào.

Biển báo P.106c: Cấm các loại xe tải chở hàng nguy hiểm đi vào khu vực có cắm biển

Biển báo P.107 (Biển báo Cấm xe khách và xe tải): Cấm các loại xe ô tô chở khách, xe tải, xe máy kéo, xe máy thi công chuyên dụng đi vào làn đường (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo P.107a: Cấm các loại xe ô tô chở khách đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định), tuy nhiên không cấm xe buýt. Trong trường hợp cấm xe khách lưu thông theo số lượng chỗ ngồi sẽ được căn cứ vào biển phụ thể hiện phía bên dưới.

Biển báo P.107b: Cấm xe taxi đi vào. Trong trường hợp cấm xe taxi theo giờ sẽ có biển phụ bên dưới kèm theo.

Biển báo P.108 (Biển báo Cấm xe rơ-mooc): Cấm các loại xe cơ giới kéo rơ-mooc, bao gồm cả xe khách, xe máy kéo, xe máy kéo theo rơ móc đi vào khu vực này. Trừ các loại xe sơ-mi-rơ-mooc và các loại xe ưu tiên theo quy định

Biển báo P.108a: Cấm các loại xe kéo rơ-mooc, xe sơ-mi-rơ-mooc đi vào khu vực (trừ xe ưu tiên theo quy định của luật giao thông đường bộ)

Hỏi: Biển nào báo hiệu đường có làn đường dành cho ôtô khách?

Trả lời:

Biển báo đường có làn đường dành cho ôtô khách là biển 413b. Biển báo hiệu này chỉ dẫn người lái xe làn đường dành riêng cho xe ô tô khách ( kể cả xe buýt và taxi). Biển được bố trí tại đầu đường theo hướng đi của xe ô tô khách. Tại phần đường này, các phương tiện loại khác không được đi vào trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Hỏi: Biển nào báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp?

Trả lời:

Biển báo hiệu P132 là biển báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp.

Các phương tiện (xe cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên đều phải nhường đường cho các phương tiện cơ giới đang đi theo chiều ngược lại qua các khu vực đường hẹp hoặc cầu hẹp (Trên các chiều ngược lại đang có các phương tiện giao thông cơ giới đi tới thì phải dừng lại tại vị trí thích hợp để nhường đường)

Với những nội dung về lệnh cấm xe tải mới nhất mà Vận tải Minh Việt chia sẻ, chúng tôi mong rằng những thông tin chia sẻ trên thực sự hữu ích giúp cho quý khách hàng cũng như các lái xe nắm vững kiến thức để đảm bảo cho việc vận chuyển an toàn cũng như tránh bị phạt nhầm lỗi.

Quý khách hàng có nhu cầu chở hàng, chuyển kho xưởng, chuyển nhà, chuyển văn phòng, dịch vụ Logistics vui lòng liên hệ Vận tải Minh Việt theo các cách sau:

Dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng

Dịch vụ cho thuê xe tải chuyển kho xưởng

Dịch vụ cho thuê xe tải chuyển nhà

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi thông qua địa chỉ Hotline 09 1900 9808

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *