Cách tính tải trọng xe như thế nào là chính xác?
Các quy định về tải trọng xe có hiệu lực và các mức xử phạt khi vi phạm quá tải theo quy định pháp luật ban hành năm 2021 sẽ ra sao?
Tất cả thắc mắc này sẽ được vận tải Minh Việt giải đáp thông qua bài viết sau đây, mời các lái xe và chủ hàng tham khảo

Mục Lục
Quy định về tải trọng xe mới nhất
Đối với từng loại xe cụ thể sẽ có những quy định hoàn toàn khác nhau về tải trọng tuy nhiên. Tải trọng được hiểu như sau:
Lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động vào một vật cụ thể nào đó để xem xét sức bền cơ học của vậy đó được định nghĩa là tải trọng. Hay một cách dễ hiểu hơn tải trọng xe chính xác là số cân lượng hàng hóa có trên xe.
Việc hiểu rõ được tải trọng xe và biết cách thức tính tải trọng xe sẽ có ý nghĩa rất lớn với chủ phương tiện trong việc ước lượng số hàng hóa có thể chở trên xe để không vượt quá giới hạn tải trọng cho phép. Từ đó vừa có thể tham gia giao thông một cách an toàn vừa đảm bảo được độ bền cho phương tiện của mình.

Pháp luật quy định tải trọng xe hiện hành bao gồm trọng lượng tiêu chuẩn của phương tiện cộng với tổng khối lượng hàng hóa được chở trên xe. Chủ phương tiện bắt buộc phải tuân thủ chuyển chở hàng hóa phù hợp với tải trọng xe được quy định được bộ Giao thông vận tải quy định. Các trường hợp cố tình vượt quá tải trọng được phép sẽ bị xử phạt.
Xem thêm bài viết: Khái niệm tải trọng là gì?
Cách tính tải trọng xe mới nhất
Cách tính tải trọng xe được tính toán dựa theo tổng số trục xe dựa theo trọng lượng của xe được phân bổ trên mỗi trục xe ( gồm cụm trục đơn, trục kép, trục ba…). Cách tính này sẽ phụ thuộc vào loại xe tải bởi khả năng của các trục xe là khác nhau
Cách tính tải trọng xe thân liền
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 16 tấn
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 24 tấn
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 30 tấn
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 34 tấn
Cách tính tải trọng xe thân liền
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 16 tấn
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 24 tấn
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 30 tấn
- Nếu tổng trục liền thân là 2 thì tổng trọng lượng của sẽ ≤ 34 tấn
Đối với xe thân liền rơ mooc kéo tổng trọng lượng xe gồm tổng lượng của phần thân liền với tổng tải trọng của các trục đơn của xe.
Công thức tính quá trọng tải hàng hóa
Chở quá tải là hình thức chở hàng vực quá mức chuyên chở được quy định theo chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường được in trên thân xe. Đối với các lái xe cố tình chở quá tải theo quy định cho phép sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt. Mức phạt sẽ được tính toán dựa trên mức vượt và phần trăm vượt tải làm cơ sở để xử phạt.
Công thức tính hàng hóa chở quá tải được tính toán như sau:
Quá tải = Thời điểm kiểm tra thực tế – khối lượng thực của xe – trọng tải hàng hóa được phép chở
Ví dụ: Một xe ô tô có khối lượng 4000kg, khối lượng hàng hóa được phép trở là 7000kg. Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra và cân khối lượng của xe lên tận mức 12000kg. Vậy khối lượng hàng quá tải sẽ được tính: 12000 – 4000 – 7000 = 1000(kg)
Công thức tính phần trăm hàng hóa chở quá tải:
Phần trăm quá tải = Quá tải : (Khối lượng xe x 100%)
Vậy phân trăm quá tải cho trường hợp ô tô bên trên sẽ là: 1000 : (4000×100%) = 25%
Các mức xử phạt đối với tài xế khi chở hàng quá tải
Mức xử phạt tài xế khi chở hàng quá tải sẽ được dựa vào phần trăm hàng hóa chở quá tải. Khi bị cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hiện hành vi chở hàng quá tải cho phép, các phương tiện sẽ buộc phải dừng lại và tháo dỡ phần vượt tải trái quy định xuống đồng thời bị chịu các mức phạt như sau:
Mức phạt áp dụng đối với tài xế trực tiếp điều khiển phương tiện chở hàng quá tải
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải từ 10% đến 40%: Tài xế sẽ bị phạt tiền từ 800.000 tới 1.000.000 đồng
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải từ 40% đến 60%: Tài xế sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 tới 5.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải từ 60% đến 100%: Tài xế sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 tới 7.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải trên 100%: Tài xế sẽ bị phạt tiền từ 7.000.00 đồng và tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng
Mức phạt áp dụng đối với chủ sở hữu phương tiện bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân sở hữu phương tiện
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải từ 10% đến 40%: Chủ sở hữu phương tiện là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 tới 4.000.000 đồng. Đối với chủ sở hữu phương tiện là doanh nghiệp mức phạt sẽ là từ 4.000.000 đến 8.000.000 triệu đồng.
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải từ 40% đến 60%: Chủ sở hữu phương tiện là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 12.000.000 tới 14.000.000 đồng. Đối với chủ sở hữu phương tiện là doanh nghiệp mức phạt sẽ là từ 24.000.000 đến 28.000.000 triệu đồng.
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải từ 60% đến 100%: Chủ sở hữu phương tiện là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 tới 16.000.000 đồng. Đối với chủ sở hữu phương tiện là doanh nghiệp mức phạt sẽ là từ 28.000.000 đến 32.000.000 triệu đồng.
- Đối với phần trăm hàng hóa chở quá tải trên 100%: Chủ sở hữu phương tiện là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 tới 18.000.000 đồng. Đối với chủ sở hữu phương tiện là doanh nghiệp mức phạt sẽ là từ 32.000.000 đến 36.000.000 triệu đồng.

Hi vọng thông qua bài viết Quy định cách tính tải trọng xe và mức xử phạt mới nhất được vận tải Minh Việt tổng hợp và biên soạn đã giúp tài xế cũng như các doanh nghiệp vận tải có thể chủ động chấp hành luật an toàn giao thông trong vấn đề chở hàng quá tải. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với tư vấn viên của chúng tôi qua tổng đài Hotline: 09 1900 9808 để được giải đáp.